ANTĐ - Trong lúc thi công, chiếc máy xúc nặng 35 tấn không may sa lầy
xuống một hố bom thời chiến. Suốt 2 tháng trời, với đủ phương cách cứu
hộ, cuối cùng chiếc máy xúc mới thoát nạn.
|
Chiếc máy xúc nặng 35 tấn nằm chìm nghỉm dưới đáy hố bom suốt 2 tháng trời | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |
Địa điểm chiếc máy xúc gặp nạn là một công trường xây dựng nằm cạnh QL
10, thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Trong khi tham gia xây dựng
một cây cầu vượt sông tại đây, chiếc máy xúc hiệu Komatsu (Nhật Bản)
nặng 35 tấn không may sa lầy xuống một hố bom lớn có từ thời chiến.
Ban đầu, khi chiếc máy xúc còn hoạt động
được, chủ máy đã gọi 2 chiếc máy xúc khác đến, để kéo chiếc sa lầy lên.
Cả 3 chiếc loay hoay vùng vẫy dưới đáy hố bom suốt 1 tuần, kết quả:
chiếc Komatsu tụt sâu xuống bùn lầy 2m, động cơ sặc bùn chết cứng. Một
chiếc máy xúc khác cũng suýt sa lầy, nên phương án cứu hộ đầu tiên đành
hủy bỏ.
Tiếp đến, chủ máy xúc thuê người đến hút
hàng nghìn m3 nước và bùn trong lòng hố bom, đồng thời mua hàng trăm
cây tre về chèn xuống gầm, đề phòng máy xúc chìm sâu hơn, rồi lại dùng 2
máy xúc trên kéo. Lần này, tuy chiếc máy xúc lâm nạn không chìm thêm,
nhưng ì ra, bất động. Lại một tuần nữa trôi qua, việc cứu hộ không tiến
triển thêm được bước nào.
Lần thứ 3, chủ máy xúc thuê một đội cứu
hộ tới từ Hải Phòng. Sau khi đào hố, đóng cọc neo làm điểm tựa, đội này
cho chạy máy tời, chiếc máy xúc có nhúc nhích song lại theo hướng… cắm
sâu vào lòng đất. Đội cứu hộ bèn chuyển cọc neo sang hướng khác, tiếp
tục tời. Đến ngày thứ 3 thì dây tời đứt, cả sợi cáp to như thân cây mía
văng trúng ca-bin chiếc máy xúc hỗ trợ cứu hộ. Tài xế phản xạ nhanh cúi
người tránh được nên chỉ bị mảnh kính vỡ găm vào người. Một dây tời to
hơn được thay thế và kết quả tiếp theo: máy tời bị gẫy, đội Hải Phòng
đành rút quân.
|
Rất nhiều phương án cứu hộ được đưa ra song đều thất bại | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |
Việc cứu hộ chiếc máy xúc nặng nề được
chuyển qua cho một đội đến từ Ninh Bình, đội này có chiếc cần cẩu cực
lớn, có thể cẩu bổng cả chiếc máy xúc lên. Tuy nhiên, để cho chiếc cẩu
này “ra trận” thì cần phải dọn đường, tự nó không thể đứng từ xa mà vươn
cẩu cứu hộ. Người ta đã tiến hành đổ đất đá, làm hẳn một con đường đến
sát nơi chiếc máy xúc bị chôn vùi. Lại nhiều ngày trôi qua, hàng trăm
lượt xe ben chạy tới- chạy lui trút đá hộc xuống lòng chảo hố bom, nhưng
do nền đất quá nhão, đổ đến đâu mất hút đá đến đó. Cuối cùng phương án
xa xỉ này bị đình chỉ do quá tốn kém.
Trong nỗ lực cứu hộ cuối cùng, trước khi
gật đầu với một doanh nghiệp đến từ làng Tề Lỗ (làng chuyên mổ rời xe
công trình theo kiểu sắt vụn tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), chủ máy
xúc “cậy” tới Đội cứu hộ 116 (Công ty giao thông miền Bắc).
Với kinh nghiệm “chinh chiến” của mình,
nhận định đây là “ca khó”, Đội cứu hộ 116 điều một lúc 2 chiếc “đại xa
cứu hộ” tới hiện trường. Sau khi điều nghiên, nhóm trưởng cho xe lùi dần
vào theo con đường đá cấp phối. Phương án này thực ra khá mạo hiểm, vì
nền đất rất yếu. Những nhân viên cứu hộ cảm nhận rõ bề mặt của hố bom
như một tấm cao su dày, đàn hồi bùng nhùng khi 2 chiếc xe có tải trọng
ngót nghét 30 tấn tiến vào. Nhân viên lái xe được yêu cầu ngồi nguyên
trên ca-bin, đề phòng có hiện tượng lún là lập tức phải nhấn ga vọt khỏi
lòng hố bom. Rút cuộc, sau 1 ngày cứu hộ, chiếc máy xúc Komatsu cuối
cùng cũng đã chịu đầu hàng, chui ra khỏi lớp bùn đất đã phủ lên nó suốt 2
tháng trời.
Theo :http://www.anninhthudo.vn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét