Bán Máy xúc KOMATSU PC120

05:57 |
Chúng tôi là công ty TNHH BÃI MÁY VIỆT NAM có trụ sở tại 938 Bạch Đằng , Hà nội.
Công ty chúng tôi chuyên nhập khẩu và cung cấp các loại máy công trình đã qua sử dụng tại thị trường Việt nam.
Chúng tôi luôn có sẵn trên dưới 40 máy xây dựng các loại được nhập khẩu trực tiếp từ thị trường Nhật Bản, và luôn bán cho khách hàng với mức giá tốt nhất có thể.
Hiện công ty chúng tôi đang cần bán một máy xúc KOMATSU PC120-3 có chất lượng như trong ảnh trên đây:
Nếu Quý khách quan tâm, mời liên hệ theo Hotline: 090 464 9779 gặp Kim Son để biết thêm chi tiết.
Bên cạnh đó, hiện công ty chúng tôi hiện đang có bán những máy xây dựng sau (100% nhập khẩu từ Nhật):

A. Máy xúc bánh xích

1. Máy xúc KOMATSU PC75UU-2 Giá: 410,000,000 VNĐ

2. Máy xúc IHI IS04-3 Giá: 370,000,000 VNĐ

3. Máy xúc HITACHI UH07-5 Giá:430,000,000 VNĐ

4. Máy xúc MITSUBISHI MS240LC-8 Giá: 780,000,000 VNĐ

5. Máy xúc KOMATSU PC200-8 Giá: 1,800,000,000 VNĐ

6. Máy xúc KOMATSU PC120-3 Giá: 677,000,000 VNĐ

7. Máy xúc KOBELCO SK05-1 Giá: 668,000,000 VNĐ

8. Máy xúc KOMATSU PC75UU-1 Giá: 335,000,000 VNĐ

9. Máy xúc KOBELCO SK75UR-2 Giá:445,000,000 VNĐ

10. Máy xúc KOMATSU PC300-6Z Giá: 2,052,000,000 VNĐ

11. Máy xúc KOMATSU PC200-6E Giá: 1,670,000,000 VNĐ

12. Máy xúc KOMATSU PC200-3 Giá: 760,000,000 VNĐ

13. Máy xúc KOMATSU PC150HD-3 Giá: 610,000,000 VNĐ

14. Máy xúc KOBELCO SK200-1 Giá: 910,000,000 VNĐ

15. Máy xúc HITACHI EX200LC-1 Giá: 1,100,000,000 VNĐ

B. Máy xúc bánh lốp

16. Máy xúc lốp SAM SUNG MX55WS Giá: 440,000,000 VNĐ

17. Máy xúc lốp KOMATSU PW150ES-6K Giá: 1,200,000,000 VNĐ

C. Máy xúc mini

18. Máy xúc HITACHI EX55UR-3 Giá: 330,000,000 VNĐ

19. Máy xúc KUBOTA KX045 Giá: 235,000,000 VNĐ

20. Máy xúc IHI 55UJ2 Giá: 360,000,000 VNĐ

21. Máy xúc IHI 55UJ2 Giá: 340,000,000 VNĐ

22. Máy xúc IHI 55UJ2 Giá: 310,000,000 VNĐ

23. Máy xúc MITSUBISHI MM30SR Giá: 210,000,000 VNĐ

24. Máy xúc IHI 65UJ Giá: 360,000,000 VNĐ

25. Máy xúc KOMATSU PC50UU Giá: 275,000,000 VNĐ

26. Máy xúc SUMITOMO SH55U Giá: 245,000,000 VNĐ

27. Máy xúc SUMITOMO SH65U Giá: 255,000,000 VNĐ

28. Máy xúc MITSUBISHI MM35 Giá: 215,000,000 VNĐ

29. Máy xúc KOMATSU PC40R-8 cần dài Giá: 450,000,000 VNĐ

30. Máy xúc KOMATSU PC50UU-2E Giá: 345,000,000 VNĐ

31. Máy xúc KOBELCO SK30SR Giá: 270,000,000 VNĐ

32. Máy xúc KOBELCO SK03-N2 Giá: 386,000,000 VNĐ

D. Máy xúc lật

33. Máy xúc lật HITACHI LX70-7 Giá: 760,000,000 VNĐ

E. Máy ủi

34. Máy ủi KOMATSU D31A-18 Giá:577,000,000 VNĐ

35. Máy ủi KOMATSU D31A-18 Giá:577,000,000 VNĐ

36. Máy ủi KOMATSU D60P-11 Giá:5900,000,000 VNĐ

37. Máy ủi KOMATSU D41P-3 Giá: 680,000,000 VNĐ

F. Xe lu

38. Xe lu rung TACOM TC40 Giá: 210,000,000 VNĐ

39. Xe lu rung SAKAI SV500 Giá: 800,000,000 VNĐ

Nếu Quý khách quan tâm mời truy cập website: http://baimay.vn/ để biết kiểm tra ảnh thực tế của sản phẩm. Hoặc liên hệ trực tiếp với hotline: 090 464 9779 ( Phục vụ 24/24) để hẹn lịch xem máy.

http://www.ptc-bery.com/?ref=tienkiem2014
>>Xem chi tiết…

Máy xúc 35 tấn gặp tai nạn

19:30 |
ANTĐ - Trong lúc thi công, chiếc máy xúc nặng 35 tấn không may sa lầy xuống một hố bom thời chiến. Suốt 2 tháng trời, với đủ phương cách cứu hộ, cuối cùng chiếc máy xúc mới thoát nạn.
Chiếc máy xúc nặng 35 tấn nằm chìm nghỉm dưới đáy hố bom suốt 2 tháng trời                                                                     
 Địa điểm chiếc máy xúc gặp nạn là một công trường xây dựng nằm cạnh QL 10, thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Trong khi tham gia xây dựng một cây cầu vượt sông tại đây, chiếc máy xúc hiệu Komatsu (Nhật Bản) nặng 35 tấn không may sa lầy xuống một hố bom lớn có từ thời chiến.
Ban đầu, khi chiếc máy xúc còn hoạt động được, chủ máy đã gọi 2 chiếc máy xúc khác đến, để kéo chiếc sa lầy lên. Cả 3 chiếc loay hoay vùng vẫy dưới đáy hố bom suốt 1 tuần, kết quả: chiếc Komatsu tụt sâu xuống bùn lầy 2m, động cơ sặc bùn chết cứng. Một chiếc máy xúc khác cũng suýt sa lầy, nên phương án cứu hộ đầu tiên đành hủy bỏ.
Tiếp đến, chủ máy xúc thuê người đến hút hàng nghìn m3 nước và bùn trong lòng hố bom, đồng thời mua hàng trăm cây tre về chèn xuống gầm, đề phòng máy xúc chìm sâu hơn, rồi lại dùng 2 máy xúc trên kéo. Lần này, tuy chiếc máy xúc lâm nạn không chìm thêm, nhưng ì ra, bất động. Lại một tuần nữa trôi qua, việc cứu hộ không tiến triển thêm được bước nào.
Lần thứ 3, chủ máy xúc thuê một đội cứu hộ tới từ Hải Phòng. Sau khi đào hố, đóng cọc neo làm điểm tựa, đội này cho chạy máy tời, chiếc máy xúc có nhúc nhích song lại theo hướng… cắm sâu vào lòng đất. Đội cứu hộ bèn chuyển cọc neo sang hướng khác, tiếp tục tời. Đến ngày thứ 3 thì dây tời đứt, cả sợi cáp to như thân cây mía văng trúng ca-bin chiếc máy xúc hỗ trợ cứu hộ. Tài xế phản xạ nhanh cúi người tránh được nên chỉ bị mảnh kính vỡ găm vào người. Một dây tời to hơn được thay thế và kết quả tiếp theo: máy tời bị gẫy, đội Hải Phòng đành rút quân.
Rất nhiều phương án cứu hộ được đưa ra song đều thất bại                                                      
Việc cứu hộ chiếc máy xúc nặng nề được chuyển qua cho một đội đến từ Ninh Bình, đội này có chiếc cần cẩu cực lớn, có thể cẩu bổng cả chiếc máy xúc lên. Tuy nhiên, để cho chiếc cẩu này “ra trận” thì cần phải dọn đường, tự nó không thể đứng từ xa mà vươn cẩu cứu hộ. Người ta đã tiến hành đổ đất đá, làm hẳn một con đường đến sát nơi chiếc máy xúc bị chôn vùi. Lại nhiều ngày trôi qua, hàng trăm lượt xe ben chạy tới- chạy lui trút đá hộc xuống lòng chảo hố bom, nhưng do nền đất quá nhão, đổ đến đâu mất hút đá đến đó. Cuối cùng phương án xa xỉ này bị đình chỉ do quá tốn kém.
Trong nỗ lực cứu hộ cuối cùng, trước khi gật đầu với một doanh nghiệp đến từ làng Tề Lỗ (làng chuyên mổ rời xe công trình theo kiểu sắt vụn tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), chủ máy xúc “cậy” tới Đội cứu hộ 116 (Công ty giao thông miền Bắc).
Với kinh nghiệm “chinh chiến” của mình, nhận định đây là “ca khó”, Đội cứu hộ 116 điều một lúc 2 chiếc “đại xa cứu hộ” tới hiện trường. Sau khi điều nghiên, nhóm trưởng cho xe lùi dần vào theo con đường đá cấp phối. Phương án này thực ra khá mạo hiểm, vì nền đất rất yếu. Những nhân viên cứu hộ cảm nhận rõ bề mặt của hố bom như một tấm cao su dày, đàn hồi bùng nhùng khi 2 chiếc xe có tải trọng ngót nghét 30 tấn tiến vào. Nhân viên lái xe được yêu cầu ngồi nguyên trên ca-bin, đề phòng có hiện tượng lún là lập tức phải nhấn ga vọt khỏi lòng hố bom. Rút cuộc, sau 1 ngày cứu hộ, chiếc máy xúc Komatsu cuối cùng cũng đã chịu đầu hàng, chui ra khỏi lớp bùn đất đã phủ lên nó suốt 2 tháng trời. 

Theo :http://www.anninhthudo.vn
>>Xem chi tiết…

Thông số kỹ thuật PC300-8

19:19 |

  Thông số kỹ thuật máy xúc đào  PC300-8

máy xúc đào  PC300-8

Thông số kỹ thuật PC300-8 Số liệu
Công suất động cơ (kW/HP) (SAE) 184/246
Dung tích gầu (m3) (SAE) 0.52-1.80
Trọng lượng vận hành (kg) 31100
Đào sâu tối đa (mm) 7380
Tầm với đào tối đa (mm) 10920

Được  thiết kế và lắp ráp dựa trên kinh nghiệm và công nghệ đã được tích luỹ từ lúc thành lập Komatsu năm 1921, GALEO giới thiệu và cung cấp cho khách hàng trên toàn thế giới sản phẩm máy xúc đào bánh xích với bước đổi mới công nghệ mạnh mẽ, sự tưởng tượng khác biệt và những giá trị hiếm có.

Nhãn hiệu GALEO được trao lại cho đội ngũ chuyên về máy mây dựng và thiết bị mỏ Komatsu. Thiết kế với tính năng hiệu suất cao, an toàn, thân thiện với môi trường, Máy xúc đào bánh xích của Komatsu đã thể hiện cam kết sẽ cống hiến để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Liên hệ mua máy xúc :
Lô 7, KCN Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội
Tel: (84-4) 3843 0540 / Fax: (84-4) 3843 0842 / Email: contact@mhe.vn 
>>Xem chi tiết…

Máy xúc đào Komatsu PC200

19:12 |

Giới thiệu: Máy xúc đào Komatsu PC200-3 gàu 0,7 khối 

 

Máy xúc đào Komatsu PC200

Thông số kỹ thuật:

 Máy xúc đào Komatsu PC200-3 gàu 0,7 khối  do nhật bản sản xuất , hiện Máy xúc đào Komatsu PC200-3 gàu 0,7 khối  là máy bãi có sẵn tại công ty chúng tôi, Máy xúc đào Komatsu PC200-3 gàu 0,7 khối  là loại bánh xích, dung tích gàu 0,7 m3
Thông số chung 
Trọng lượng hoạt động
39200 kg
Sức kéo lớn nhất
440 kN
Khả năng leo dốc
 
Kích thước vận chuyển
Dài
8155 mm
Chiều rộng máy cơ sở
2695 mm
Cao
3500 mm
Động cơ
Mã hiệu
SAA6D140E-3
Hãng sản xuất
Komatsu
Công suất bánh đà
231 kW
Tốc độ động cơ khi không tải
1900 Vòng/phút
Mô men xoắn lớn nhất
1640 N.m
Số xi lanh
6
Đường kính xi lanh
140 mm
Hành trình pit tông
165 mm
Dung tích buồng đốt
15240 cm3
Hệ thống truyền động
Bộ chia mô men
 
Hộp số
Hộp số hành tinh
Truyền động cuối
Hộp giảm tốc hành tinh và 1 cặp bánh răng trụ răng thẳng
Bộ di chuyển
Tốc độ di chuyển tiến
3.5/6.2/10.8 km/h
Tốc độ di chuyển lùi
4.8/8.4/13.9 km/h
Chiều rộng dải xích
2695 mm
Chiều dài dải xích
3210 mm
Chiều rộng guốc xích
610 mm
Lưỡi ủi
Kiểu
Lưỡi thẳng
Trọng lượng
5710 kg
Chiều rộng
3955 mm
Chiều cao
1720 mm
Thể tích khối đất trước lưỡi ủi
8.8 m3
 

Vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin giá cả về máy xúc  : 0987 591 989
>>Xem chi tiết…

Nông nghiệp nhật bản

06:05 |

Đã không ít lần tôi nghe kể, nông dân ở đây khi ra thăm ruộng thường đi bằng ô tô

Máy nông nghiệp nhật bản

Máy gieo hạt của Trung tâm máy nông nghiệp Ibaraki.


Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên đến Nhật Bản năm 2006 và đến ở nhà một người dân sống tại thành phố Suzuka trong chương trình homestay của Diễn đàn về an toàn giao thông do Công ty Honda tài trợ.

Lúc chia tay, hai vợ chồng người Nhật bảo tôi: “Lần sau có ghé nước Nhật thì hãy đến thăm chúng tôi, nhà ở thì thoải mái (họ có hai căn nhà ngay sát nhau), xe cộ thì hơi thiếu một chút, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp”. Sẽ không có gì đáng nói vì họ có đến hai chiếc ô tô đỗ trước nhà, và đang sống ở vùng nông thôn của Nhật Bản, xung quanh nhà là ruộng lúa vừa mới cấy.

Cũng bởi vậy, tôi đã không mấy ngạc nhiên khi tháp tùng đoàn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Ibaraki của Nhật Bản và được nghe giới thiệu: “Những nông dân mặc complet đứng đằng kia sẽ giới thiệu cho Ngài Chủ tịch cùng đoàn các sản phẩm cũng như quy trình sản xuất ở đây”.

Và những gì được chứng kiến tại đây khiến chúng tôi phải khâm phục người Nhật cùng nền nông nghiệp Nhật Bản.

Nông dân làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Ibaraki không trồng dâu tây từ hạt mà từ thân cây. Nếu như cách trồng dâu tây truyền thống là vun đất vào mầm cây thì ở đây, họ sử dụng trấu, ngăn cách với một hệ thống giữ nước ở dưới, để khi tưới phân và nước lên trấu, nước chảy xuống thì họ lại bơm ngược trở lại lên trên. “Hệ thống tuần hoàn này giúp cho nông dân không phải vất vả mà lại tiết kiệm nước và phân bón”, đại diện nông dân tại Trung tâm nói.

Ngoài ra, họ sử dụng tia tử ngoại để giữ ấm cho đất và cho quả dâu tây chất lượng tốt hơn.


Tia tử ngoại cũng được nông dân ở đây sử dụng để chiếu vào hạt và bông hoa để các loại hoa có màu sắc đẹp hơn, bông hoa có kích thước to hơn. Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước, Trung tâm đã giới thiệu loại hoa hồng màu trà xanh được bán giá cao nhất ở Tokyo – 500 yên/bông (khoảng 5USD), có nơi bán đến 1.500 yên/bông. Còn với cà chua, nông dân có kỹ thuật đo được cả độ đường để điều chỉnh một cách thích hợp (thường là 90 độ). Năng suất trồng cà chua cũng rất đáng nể: 150 tấn/ha.

Theo lời giới thiệu tại Trung tâm máy nông nghiệp Ibaraki, trồng lúa ở Nhật Bản đáng để bất kỳ nông dân nào ở Việt Nam cũng phải mơ ước.

Với mục đích cung cấp gạo có độ an toàn cao, nông dân bắt đầu từ khâu phân tích thổ nhưỡng để cung cấp lượng chất phù hợp mà đất cần (công nghệ phân tích thổ nhưỡng cũng được áp dụng với các sản phẩm khác để kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật). Sau đó, họ sử dụng máy kéo, máy đánh tơi đất, máy bừa, máy làm phẳng đất, thậm chí có cả máy be bờ để làm bờ ruộng cao, chắc chắn để giữ nước trong ruộng.

Khi đã làm đất xong, họ sử dụng máy cấy hoặc máy gieo hạt để cấy mạ hoặc gieo hạt trực tiếp trên ruộng đã được làm tơi xốp. Có trường hợp, hạt giống còn được bọc lại để tránh bị chim ăn. Điều thú vị là máy gieo hạt có thể áp dụng trồng nhiều loại hạt ngũ cốc khác như đậu tương, lúa mì, lúa mạch. Và việc gieo, cấy bằng máy cũng giúp cho luống đều hơn, độ chính xác cao hơn. Để phòng trừ sâu hại, họ dùng máy bay mô hình cỡ nhỏ phun thuốc trừ sâu. Đến lúc thu hoạch, họ dùng máy gặt đập liên hợp. Gạo được lưu kho dưới dạng gạo lứt, đến khi tiêu thụ mới đưa đến cơ sở xay xát rồi bán ra thị trường. Sản phẩm bán ra có tên gọi, xuất xứ, thời gian trồng cấy, tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng.

Thăm Nhà máy chế biến rau sạch Asashi mới thấy Nhật Bản rất chú ý tới an toàn thực phẩm. Nhà máy được thành lập từ năm 1978 này thường mua rau của nông dân trong vùng về chế biến sạch sẽ, cắt nhỏ, đóng gói và bán ra ngoài siêu thị. Tuy giá rau cao gấp ba lần bình thường nhưng khách hàng vẫn rất chuộng rau của nhà máy, vì không những sạch, khi mua về không cần phải cắt, rửa mà chỉ việc xào nấu luôn. Theo Giám đốc nhà máy, khi mới thành lập, nhà máy chỉ bán được vài nghìn gói/ngày nhưng hiện công suất đã lên đến hàng trăm nghìn gói/ngày. Một điểm đặc biệt nữa là, với lượng rau thừa bị cắt đi, nhà máy đóng gói và chuyên chở về cho nông dân sử dụng làm phân bón tránh lãng phí.


Ibaraki là tỉnh nông nghiệp lớn thứ hai trong tổng số 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Nhưng về phát triển công nghiệp thì số nhà máy xây mới của Tỉnh cũng đứng đầu trên toàn nước Nhật. Tỉnh cách Tokyo điểm gần nhất 35km, điểm xa nhất 1.000 km, địa hình bằng phẳng, giao thông lại thuận tiện. Đây cũng là nơi có hai thành phố nổi tiếng: Tsukuba - thành phố khoa học có nhiều nhà nghiên cứu robot, công nghệ nano… và thành phố công nghiệp Hitachi - nơi sản sinh ra tập đoàn nổi tiếng Hitachi.

Không chỉ biết thêm kinh nghiệm cụ thể, chi tiết trong quá trình làm nông, chúng tôi cũng khá ngỡ ngàng khi được biết, tổng thu nhập hàng năm của tỉnh Ibaraki vào khoảng 150 tỷ USD (tương đương GDP Việt Nam), trong khi dân số chỉ khoảng 3,5 triệu người.

Với những thỏa thuận vừa ký kết giữa lãnh đạo hai nước về tăng cường hợp tác nông nghiệp, hy vọng nông dân Việt Nam sẽ có ngày giảm mức lao động chân tay khi làm ruộng. Để giấc mơ nông dân lái ô tô ra thăm ruộng hoặc đứng từ xa điều khiển máy gieo hạt, máy cấy thay vì chăng dây, xắn quần lội ruộng như xưa không còn quá xa vời…
Theo :http://www.baomoi.com
>>Xem chi tiết…

Chiếc máy cày tự chế của người nông dân trẻ

05:48 |

Từng làm tài xế xe tải bôn ba nơi vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, nay công việc nông nhàn hằng ngày giúp anh có nhiều thời gian cho việc đam mê sáng chế máy nông nghiệp. Sau gần một năm ấp ủ ý tưởng, ngày đêm mày mò thiết kế, lắp ráp, chiếc máy cày tự chế của nông dân Lương Quang Vũ (31 tuổi) ở thôn An Mỹ 2, xã Tam An huyện Phú Ninh đã thành hiện thực.


 
Chiếc máy cầy tự chế của anh Vũ.

 Chiếc máy cầy tự chế của anh Vũ có thể cày đất kết hợp suốt lúa và di chuyển trên mọi địa hình như ở những chân ruộng cao, cày bừa khó khăn, thay thế cho sức kéo của trâu bò và có thể tận dụng thời gian cày đất vào ban đêm. Việc làm ra chiếc máy cày này không chỉ giúp anh thỏa niềm đam mê nghiên cứu mà hơn thế nữa còn giúp anh giải quyết việc nhà nông của gia đình mình. Anh Lương Quang Vũ - Thôn An Mỹ 2, xã Tam An, Phú Ninh, Quảng Nam cho biết: Tuy nhà không nhiều ruộng nhưng đối với điều kiện gia đình mua máy cày thì cũng hơi khó cho nên mình nghĩ làm ra chiếc máy cày này mình thấy cũng vui.
Chiếc máy này có thể cày đất kết hợp suốt lúa và di chuyển trên mọi địa hình.

Cấu tạo của máy cày gồm một động cơ chính tận dụng từ xe wave cũ 110 phân khối, sắt phế liệu hàn nối thành khung sườn, sên nhông dĩa của xe máy, buly từ máy nổ, bánh lồng, bộ phận giảm tốc, điều hướng và một số ống nhựa ráp nối thành hộp chứa xăng làm nhiên liệu cho máy cày hoạt động. Tổng chi phí anh thực hiện ngót hơn 9 triệu đồng. Ngoài công năng cày đất, chỉ cần thay đổi dây cua-roa nối đến hệ thống truyền động cho bộ phận suốt nông sản được lắp trên cùng sẽ giúp người nông dân suốt lúa và các loại rau màu rất tiện lợi bất cứ lúc nào. Ông Ngô Văn Hoa - Thôn An Mỹ 2, xã Tam An, Phú Ninh, Quảng Nam phấn khởi nói: " Cháu Vũ lần đầu tiên chế ra chiếc máy cày kết hợp suốt lúa được, suốt đậu cũng được, thấy đỡ bớt cái công cho người nông dân, thấy rất tiện lợi.

Theo anh Vũ, chỉ với một lít xăng thông thường, máy cày đa năng này sẽ cày được 500m2, tức 1 sào ruộng trong vòng 30 phút. Để máy cày linh hoạt và đạt được công suất như vậy thì anh phải thiết kế bộ phận chuyển hướng điều khiển theo ý muốn (có bình chứa nước làm mát) và khó nhất là bộ côn dùng để truyền tải lực từ động cơ sang hộp số cũng như cắt truyền động ngược lại. Anh Lương Quang Vũ - Thôn An Mỹ 2, xã Tam An, Phú Ninh, Quảng Nam cho biết thêm: Sắp tới tôi sẽ thiết kế thêm cần trục phun thuốc trừ sâu ra phía sau để tránh độc hại cho người nông dân, tôi cũng muốn nó hoạt động đa năng hơn trong phiên bản 2 và cũng mong muốn nếu như máy cày hoạt động tốt thì sẽ đăng ký bản quyền sáng chế.

Để thành công trong việc chế máy nông nghiệp như thế này, anh Vũ đã không ít lần nếm mùi thất bại trong quá trình nghiên cứu và lắp ráp. Hy vọng với niềm đam mê của mình, thời gian tới anh Lương Quang Vũ sẽ tiếp tục cho ra đời phiên bản 2 của máy cày đa năng để giúp người nông dân nâng cao năng suất sản xuất đồng thời tiết kiệm chi phí và công sức.
Theo :http://www.qrt.vn
>>Xem chi tiết…

Anh nông dân chế tạo máy cày

05:35 |

Trình độ tốt nghiệp lớp 9 và không biết tí gì về cơ khí, anh Văn Tấn Đức ở Chư Prông (Gia Lai) đã mày mò sáng tạo thành công chiếc máy nông nghiệp đó là máy cày, giúp anh mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng và làm lợi cho bà con nông dân trong vùng hàng tỉ đồng.

Nghĩ là làm
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày, anh Văn Tấn Đức (SN 1976, trú thôn Bình An, xã Bàu Cạn, Chư Prông, Gia Lai) vốn là một người làm thuê bằng nghề cuốc lật đất, ép luống xanh cho cây của các chủ vườn chè và cà phê để kiếm sống. Hàng ngày, anh Đức phải chui vào giữa luống chè và cà phê cuốc đất trong những cơn mưa dầm dề của 3 tháng cuối mùa mưa, và cái nắng gắt của 3 tháng đầu mùa khô Tây Nguyên khiến anh mất rất nhiều sức mà hiệu quả công việc lại không cao. Chính sự vất vả đó đã luôn thôi thúc anh Đức phải chế tạo ra một loại máy để tiết kiệm sức người.
Sau nhiều năm suy nghĩ, anh quyết định phải chế tạo ra chiếc máy cày có thể luồn được vào giữa các gốc cây để cày đất. Nghĩ là làm, mặc cho vợ và cha mẹ khuyên ngăn, anh Đức dùng số tiền ít ỏi dành dụm được từ việc làm thuê, đi khắp nơi mua sắt phế liệu về sáng chế máy cày.
Nhưng ngặt nỗi anh không hề biết gì về máy móc, lại chưa được đào tạo qua một chút gì về cơ khí, mọi thứ với anh rất mù mờ, anh Đức đã lân la đến những tiệm cơ khí trên địa bàn học "lỏm": “Để chế tạo được đầu máy kéo, tôi cần học được những thông số đổi cái nhông, bộ số đổi lực… tất cả những nguyên lý này tôi chỉ nghe người ta kể lại rồi mua những đầu máy từ chỗ bán phế liệu về nhà tự lần mò làm. Không có nhiều vốn, tôi phải mua than, mua sắt, mua máy hàn về tự mày mò rèn lưỡi cày, hàn máy…”, anh Đức kể.

Chiếc đầu máy cày tời do anh Đức chế tạo.
Sau chừng 1 năm mày mò, anh Đức hân hoan mang chiếc máy cày đầu tiên ra vườn chè cày thử. Chiếc máy bắt đầu hoạt động đã khiến anh thất vọng nặng nề vì chiếc máy cày không trụ nổi sức kéo, cày không ăn đất, lật phăng ngay đường cày đầu tiên và biến thành đống sắt vụn như ban đầu.
Thấy anh Đức thất bại, vợ và cha mẹ anh khuyên anh nên bỏ. Hoàn cảnh gia đình anh lúc bấy giờ khá khó khăn. Không chỉ vậy, hầu hết số tiền anh làm thuê được đều dành cho việc mua… phế liệu về chế tạo máy.
“Thua keo này, bày keo khác”, anh Đức không nản lòng, đầu óc anh lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cách khắc phục lại chiếc máy. Và đường cày đầu tiên của “đứa con” đã giúp anh ngộ ra một điều: do côn trong xe không chịu đủ tải, không chịu được nhiệt… Mà những thứ này anh đều dùng từ một chiếc đầu máy xe công nông. Để cày có thể tự động ăn đất, anh phải dùng các bộ phận máy móc từ cái xác xe 3- 4 tấn sản xuất theo công nghệ Nhật Bản.


Lưỡi cày tời cày được mọi địa hình.
Để trụ được máy, anh sáng chế ra bộ chân chống. Nhưng cũng phải nhiều lần thí nghiệm thì anh mới có bộ chân chống thành công. Rồi đến lượt chiếc dây cáp liên tục bị đứt, để khắc phục nó, anh phải cho trục cuốn dây vào đằng dưới máy. Khó nhất phải kể đến đó là việc chế hộp số, bộ côn rời, chế lại các bánh răng để làm chậm lại vòng tua, tạo lực cho máy. Chỉ vài tháng sau, một “đứa con” mới của anh đã ra đời, lúc này, chiếc đầu máy khá ổn, nhưng lưỡi cày thì không chịu ăn đất.
Nghĩ rằng, lưỡi cày là đơn giản nhất nhưng thực chất nó lại là thứ khó chế tạo nhất. Phải mất cả năm trời mày mò, với hàng chục chiếc cày làm ra mang đi “thí nghiệm” anh Đức mới chế tạo thành công chiếc máy nông nghiệp cày tời: “Quan trọng nhất là những thông số về độ cong, nghiêng của cái cày, chỉ cần chệch vài độ là cày không ăn đất rồi”, anh Đức tiết lộ.
Đi cày vê, thu trăm triệu đồng mỗi tháng
Chế tạo đầu máy kéo thì có thể học qua lời kể của một số người có kinh nghiệm, nhưng để tạo ra cái cày thì quả rất khó, bởi từ trước đến nay chưa ai chế tạo ra lưỡi cày tời. Mỗi lần lưỡi cày đụng vào rễ cây lớn là gãy, cày một đoạn dính nhiều mùn là dừng, một sáng kiến chợt lóe lên trong đầu anh Đức: cần phải có 1 cái dao cắt rễ cây. Và anh nghĩ ra ngay cái kéo cắt cành cà phê, đây là một loại kéo có độ nghiêng khá đặc biệt, sắc và chịu lực tốt.
Dựa vào các thông số từ cái kéo cắt cà phê, anh Đức đã tự mình rèn ra 2 lưỡi dao gắn vào lưỡi cày để cắt rễ cây. Sau 3 năm, với nhiều lần thất bại trên hàng chục chiếc cày bị hư cùng với 40 triệu đồng tiền vốn cho công cuộc chế tạo máy móc, cuối cùng anh Đức đã tự mình chế tạo ra một chiếc máy cày tời rất hiệu quả.
Trước đây, để cuốc lật đất, ép luống xanh cho 1 héc ta cây chè và cây cà phê thì mỗi gia đình phải thuê mất 20 công làm bằng sức người, mà chất lượng lại không cao vì cuốc không được sâu và nếu gặp rễ cây lớn thì phải mất rất nhiều thời gian và tốn nhiều tiền thuê nhân công. Nhưng 7 năm lại đây, từ khi chiếc cày tời của anh Đức được chế tạo thành công, mỗi ngày chỉ cần 3 nhân công cùng với cái cày tời của anh Đức thì đã làm xong 2 héc ta đất, mà giá thành lại rẻ hơn nhiều lần so với sức người làm, đất được cuốc lật sâu hơn.
“Với cây chè và cây cà phê, để kéo dài tuổi thọ cũng như năng suất được ổn định thì cần phải cải tạo đất bằng cách lật đất, ép luống xanh. Vì vậy, việc cái máy cày tời của anh Đức ra đời đã giúp ích rất nhiều cho bà con ở nông trường chè Bàu Cạn, và các hộ trồng cà phê trong vùng”, một nông dân tên Thìn ở thôn Ia Mua, xã Bàu Cạn cho biết. Với công dụng trên, chiếc máy cày tời của anh Đức không chỉ giúp làm lợi cho bà con nông dân ở huyện Chư Prông mà cả bà con các huyện lân cận tiết kiệm được nhiều tỉ đồng mỗi năm. Mà nó còn giúp kinh tế gia đình anh Đức trở nên khá giả hơn nhiều bà con trong vùng, với mỗi tháng anh thu về cả trăm triệu từ việc đi cày thuê.

Những ngày nông nhàn của anh Đức bên hồ câu cá.
Từ khi thấy chiếc cày tời của anh Đức đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ nhân và bà con nông dân, một số người trong xã Bàu Cạn đã bắt chiếc anh Đức chế tạo ra máy cày tời, dù đã được anh Đức chỉ dẫn nhiệt tình nhưng những chiếc máy không những không hoạt động được mà nó còn gây họa cho chủ.
Được biết, để chế tạo ra chiếc cày tời, anh Đức đã phải trải qua rất nhiều công đoạn khó khăn với nhiều thất bại, không chỉ vậy anh còn gặp nhiều nguy hiểm trong mỗi lần mang máy ra làm thí nghiệm. Nhưng không vì thế mà anh giấu thành quả cho riêng mình, anh đã tạo ra 5 chiếc máy khác cho một số người dân trong vùng giúp họ làm giàu: “Ở đây nhiều người bắt chước tôi làm đã gặp nguy hiểm và chưa ai làm thành công. Trước đây, mỗi lần thử máy rất là nguy hiểm khi máy bị lật, tôi phải nhảy thật nhanh chứ không đã mất mạng rồi. Mỗi chiếc máy làm ra phải mất khoảng 50 triệu, ở đây bạn bè, anh em muốn làm tôi đều dạy cho họ làm, tạo công ăn việc làm cho họ. Ưu điểm của cái máy này nó không chỉ cày được ở mọi địa hình, cày đất sâu mà nó đặc biệt tốn rất ít nhiên liệu, 1,5 héc ta đất chỉ mất khoảng 150 nghìn tiền dầu nên rất lợi về kinh tế. Mỗi 1 héc ta, phải mất 3 công người điều khiển máy với 1 cái cày, 1 đầu máy và 130 mét dây tời”, anh Đức bộc bạch.
Sau khi chiếc máy cày tời được chế tạo thành công, kinh tế gia đình anh Đức từ hộ nghèo đã trở thành khá giả, mái ấm gia đình anh cũng rất hạnh phúc với 2 đứa con (con gái đầu 17 tuổi và cậu con trai năm nay 4 tuổi).
Theo :http://tandathanoi.com
>>Xem chi tiết…